Tại Sao Nên Thành Lập Hiệp Hội Vệ Sinh Công Nghiệp Và Môi Trường Việt Nam

Tại Sao Nên Thành Lập Hiệp Hội Vệ Sinh Công Nghiệp Và Môi Trường Việt Nam

Tại Sao Nên Thành Lập Hiệp Hội Vệ Sinh Công Nghiệp Và Môi Trường Việt Nam

75

Bài viết được phân tích từ góc độ cá nhân của Đinh Chí Thành, với mục đích chia sẻ quan điểm cá nhân về việc thành lập hiệp hội chính thức có giá trị pháp lý. Không có mục đích nào khác. Bài viết là quan điểm cá nhân, và còn nhiều thiếu sót, câu từ chưa chuẩn, mong người đọc nhìn nhận ở góc nhìn tích cực và bỏ qua các thiếu sót. 

I. Tầm nhìn của doanh nghiệp

1. Tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín

Hiệp hội là tổ chức hợp pháp sẽ đặt ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp và quy trình nghiệp vụ rõ ràng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của các công ty thành viên. Điều này giúp cải thiện hình ảnh của ngành vệ sinh trong mắt khách hàng và đối tác. Cũng là căn cứ để các công ty vệ sinh và khách hàng có cùng tiếng nói chung về qui chuẩn nghành nghề vệ sinh

2. Hỗ trợ đào tạo và phát triển kỹ năng

Hiệp hội là đơn vị hợp pháp để đưa ra các chuẩn mực ngành nghề vệ sinh, đồng thời tự tổ chức hoặc kết hợp với các tổ chức giáo dục để đào tạo và kiểm soát chất lượng đào tạo đầu ra thông qua ác khóa đào tạo, hội thảo và chương trình nâng cao kỹ năng cho người lao động, cho các doanh nghiệp thành vein.  Việc này giúp nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật công nghệ mới và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn theo đúng tiêu chuẩn nghành nghề vệ sinh riêng của Việt Nam

3. Tiếng nói đại diện cho ngành

Hiệp hội là tổ chức hợp pháp để làm nhiệm vụ cầu nối giữa các doanh nghiệp thành viên nghề vệ sinh và các cơ quan ban ngành của chính phủ, giúp bảo vệ quyền lợi của ngành vệ sinh, kiến nghị, tư vấn cho chính phủ các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành tại Việt Nam

4. Mở rộng cơ hội hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm

Các doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kiến thức về công nghệ mới, giải pháp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả công việc.

Giao lưu, hợp tác, chia sẻ trong một môi trường tổ chức hợp pháp, được sự hỗ trợ của chính phủ sẽ khác hoàn toàn so với việc giao lưu, hợp tác tự phát, các sự kiện tổ chức sẽ chính thống, được cấp phép, không còn là “tổ chức hoạt động chui”
Điều này sẽ giúp tăng cường sự hợp tác, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.

5. Tiền đề và tạo dựng cạnh tranh lành mạnh

Hiệp hội định hướng phát triển các cuộc thi hay giải thưởng nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, giao lưu kết nối, xây dựng tình thân trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và cùng nhau nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tạo dụng các kết nối công khai, minh bạc và đầy giá trị cho các công ty thành viên kết nối với các ngành nghề khác là đối tượng khách hàng mục tiêu của Hiệp Hội. Từ đó để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các nhà thầu vệ sinh bởi năng lực, từ dó hạn hết cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh sẽ dần bị đào thải bởi thị trường được xây dựng một cách văn minh.

Cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty là cơ sở nền tảng giúp toàn ngành phát triển. Hiệp hôi xây dựng chiến lược để tạo ra một ngành nghề nhân văn và lành mạnh, Hiệp Hội không chú trọng vào từng cá thể thành viên.

6. Tăng cường khả năng thương thảo và giảm chi phí

Việc thành lập Hiệp hội giúp các công ty dễ dàng thương lượng và mua sắm tập trung các sản phẩm, nguyên vật liệu phục vụ ngành với giá hợp lý và chất lượng minh bạch. Dần đào thải các doanh nghiệp thương mại trong ngành thiếu tính lành mạnh. Điều này giúp giảm chi phí cho các thành viên.

7. Thúc đẩy áp dụng công nghệ mới

Hiệp hội có thể đóng vai trò tiên phong trong việc trao đổi công nghệ với các hiệp hội vệ sinh trên thế giới và giới thiệu, thúc đẩy các công ty thành viên áp dụng công nghệ mới của thế giới, thiết bị mới trong công việc vệ sinh, giúp tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

8. Góp phần bảo vệ môi trường

Thông qua Hiệp hội, các doanh nghiệp vệ sinh có thể cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn và chiến lược thực hiện để các công ty vệ sinh thành viên cùng nhau làm nghề, tìm kiếm lợi nhuận nhưng luôn đi kèm với dịch vụ thân thiện với môi trường, hướng tới việc phát triển bền vững và có trách nhiệm với xã hội.

9. Tăng cường sức cạnh tranh trong ngành

Công ty thành viên có thể định hướng chiến lược kinh doanh tốt hơn, tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng thị phần. thông qua thông tin về thị trường, xu hướng tiêu dùng, cũng như những sáng kiến mới trong ngành. Đây là kết quả của những nghiên cứu có tính vĩ mô của Hiệp Hội nếu thực hiện được.

10. Xây dựng thương hiệu uy tín thông qua Hiệp hội

Các công ty thành viên sẽ được nhận diện là những đơn vị uy tín, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn nghiêm ngặt. Điều này giúp tăng độ tin cậy trong mắt khách hàng và đối tác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu. Đặc biệt, Hiệp Hội có thể hướng đến việc nhận diện từng cấp bậc thứ hạng các công ty vệ sinh thông qua việc tuân thủ và đánh giá hiệu quả làm việc, tuân thủ nguyên tắc của Hiệp Hội. Hiệp Hội hoàn toàn có thể hướng tới định hướng xây dựng tiêu chuẩn ISO riêng của Hiệp Hội, được pháp luật công nhận để đánh giá và nâng tầm các công ty vệ sinh.

11. Tiếp cận thông tin chính sách và quy định mới

Hiệp hội sẽ giúp các công ty cập nhật kịp thời các quy định pháp lý, tiêu chuẩn áp dụng hiện hành cũng như mới cập nhập. Điều này giúp các doanh nghiệp tránh được các sai sót pháp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

12. Hỗ trợ trong việc tìm kiếm và quản lý nguồn nhân lực

Hiệp hội có thể đóng vai trò đào tạo nguồn lao động lành nghề với các công ty thành viên, tổ chức các sự kiện tuyển dụng và hỗ trợ quản lý nhân sự. Điều này giúp giảm thiểu khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì đội ngũ nhân viên chất lượng.

13. Khả năng tiếp cận các quỹ tài chính

Với sức mạnh liên kết của Hiệp hội, các công ty thành viên có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, chương trình hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế hoặc các quỹ hỗ trợ bảo vệ môi trường, quỹ hỗ trợ lao động phụ nữ... Hiệp hội có thể đóng vai trò trung gian, đàm phán hoàn toàn hợp pháp để có được những điều khoản vay vốn thuận lợi cho các thành viên.

14.  Tăng cơ hội tham gia các dự án lớn

Hiệp hội luôn là tổ chức hợp pháp quan trọng giúp các công ty thành viên tiếp cận với các dự án lớn do nhà nước, khu vực công hoặc tư nhân triển khai.

Các công ty nhỏ lẻ khi liên kết thông qua Hiệp hội sẽ có khả năng hợp tác, chia sẻ nguồn lực để tham gia và thực hiện các dự án mà trước đó họ không thể tự mình đảm nhận.
Hiệp hội hoàn toàn có thể kết hợp với trung tâm đấu thầu quốc gia để đề xuất các giải pháp mở rộng để cơ hội kết nối dự án với nhiều đối tác công ty vệ sinh được nhanh và hiệu quả hơn.

15. Cơ hội hợp tác quốc tế

Thông qua Hiệp hội, các công ty thành viên có cơ hội kết nối và hợp tác với các tổ chức vệ sinh quốc tế. Tiến hành các hoạt động hợp tác chiến lược, các công ty thành viên có cơ hội tiếp cận các tiêu chuẩn vệ sinh toàn cầu, học hỏi các mô hình kinh doanh hiện đại từ các nước phát triển. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các công ty vệ sinh có thể có cơ hội mang dịch vụ vệ sinh của mình ra thị trường quốc tế, mở rộng thị trường kinh doanh của mình, không chỉ ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để nghề vệ sinh của Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

II. Tầm nhìn của Hiệp Hội

Hiệp Hội được hình thành chính thức, có đủ pháp nhân để thành lập các tổ chức con trực thuộc Hiệp hội . Việc này sẽ giúp Hiệp hội mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường khả năng quản lý và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn cho các thành viên. 
Các tổ chức con trực thuộc này có thể tập trung vào những lĩnh vực cụ thể và chuyên môn hóa hơn, mang lại nhiều giá trị cho Hiệp hội cũng như các doanh nghiệp thành viên. Và đặc biệt là sẽ thay đổi hình ảnh ngành nghề vệ sinh từ một nghề tự phát trở thành một ngành nghề chính thức, cụ thể và có giá trị cho xã hội.

1. Mô Hình Viện nghiên cứu và phát triển

Chức năng: Tập trung vào nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các công nghệ, quy trình vệ sinh mới. Viện cũng có thể cung cấp thông tin về các xu hướng thị trường, hành vi tiêu dung mới nhất trong ngành vệ sinh tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Điều này có thể mang lại:
- Cập nhật, giới thiệu và chuyển giao công nghệ tiên tiến giúp các công ty vệ sinh trong Hiệp hội cải thiện năng suất và chất lượng.
- Đưa ra các sáng kiến, quy chuẩn vệ sinh hiện đại, đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng một cách hiệu quả.
- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh cho các công ty thành viên.
- Là những thông tin hữu ích để các công ty thành viên hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp mình

2. Mô hình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp

Đào tạo và nâng cao tay nghề cho nhân viên trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Trung tâm cũng có thể cấp chứng chỉ nghề vệ sinh công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điều này có thể mang lại:
- Đảm bảo đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp một nguồn nhân lực chất lượng, giúp tăng năng suất làm việc và giảm rủi ro về tai nạn lao động.
- Chứng chỉ được cấp bởi các trung tâm, cơ sở đạo tào do Hiệp Hội giám sát và công nhận sẽ có giá trị pháp lý mạnh mẽ và giúp nâng cao uy tín, niềm tin của khách hàng đối với các công ty có nhân viên đạt chuẩn.

3. Mô hình hỗ trợ pháp lý

Cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý, cập nhập pháp lý cho các công ty thành viên, giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt và tránh sai sót pháp lý

4. Mô hình Câu lạc bộ doanh nghiệp vệ sinh và môi trường

Tạo ra một sân chơi để các doanh nghiệp vệ sinh có thể gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng và cùng hợp tác phát triển. Câu lạc bộ cũng có thể tổ chức các sự kiện giao lưu, triển lãm ngành nghề.

5. Mô hình hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

Tập trung vào việc tìm kiếm và thiết lập các cơ hội hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế, và hỗ trợ các công ty vệ sinh tham gia vào việc cung cấp dịch vụ vệ sinh tại các thị trường quốc tế.
Thay vì xuất khẩu lao động như hiện tại, các công ty vệ sinh hoàn toàn có thể nghĩ đến việc “xuất khẩu dịch vụ vệ sinh” của mỉnh ra thị trường quốc tế.

6. Mô hình Ban truyền thông và quảng bá ngành nghề

Đảm nhận nhiệm vụ xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông, quảng bá về tầm quan trọng của ngành vệ sinh công nghiệp, nâng cao nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực này.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tiến hành các hoạt động truyền thông trên nền tảng kênh thông tin chính thống ( tivi, báo chí, internet…), được pháp luật công nhận và nâng cao uy tín trên thị trường.

7. Mô hình quản lý chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh

Đảm bảo việc xây dựng mô hình tiêu chuẩn ISO riêng của ngành nghề vệ sinh. Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn và hiệu quả cho các công ty thành viên, đồng thời xây dựng các quy chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với thực tiễn của nghề vệ sinh, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật cho phép.

8. Mô hình công tác xã hội

Hiệp hội sẽ là cơ quan đại diện có pháp nhân để thực hiện chương trình thiện nguyện, đại diện ngành nghề vệ sinh trên toàn quốc để chung tay đóng góp cho xã hội , giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Là một cơ quan chính thức có pháp nhân, các hoạt động thiện nguyện sẽ trở nên chính thống và mạnh mẽ hơn. Chứng minh nghề vệ sinh là một nghề rất văn minh.

Việc thành lập các tổ chức con trực thuộc Hiệp hội giúp tăng cường khả năng quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng các lĩnh vực hoạt động chuyên sâu. Các tổ chức trực thuộc không chỉ hỗ trợ các công ty thành viên phát triển, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn ngành vệ sinh công nghiệp tại Việt Nam.

III. Tầm nhìn của người lao động

Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên, Hiệp Hội còn mang tính chất hỗ trợ người lao động làm việc trong ngành

1. Bảo vệ quyền lợi người lao động

Hiệp hội đóng vai trò đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành vệ sinh, giúp họ có một tiếng nói chung trong việc đề xuất các kiến nghị, đóng góp đàm phán các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các quyền lợi khác.

2. Nâng cao trình độ chuyên môn

- Đào tạo và phát triển kỹ năng: Hiệp hội có thể tổ chức các khóa đào tạo chuyên nghiệp nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trong ngành vệ sinh, giúp họ nắm vững các kỹ thuật, quy trình làm việc an toàn và hiệu quả hơn.

- Chứng chỉ nghề nghiệp: Người lao động có thể được cấp chứng chỉ nghề nghiệp từ các chương trình đào tạo do Hiệp hội tổ chức. Các chứng chỉ này sẽ giúp nâng cao giá trị của họ trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời mở ra cơ hội thăng tiến trong công việc.

3. Tăng cường an toàn lao động

Đảm bảo an toàn và sức khỏe trong công việc: Hiệp hội có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phổ biến các quy chuẩn về an toàn lao động, đặc biệt trong môi trường vệ sinh công nghiệp, nơi rủi ro về tai nạn là khá cao, đặc biệt trong bối cảnh tư duy về an toàn lao động của nhiều doanh nghiệp vệ sinh đang còn rất thấp. Điều này giúp người lao động giảm thiểu các rủi ro và bảo vệ sức khỏe lâu dài.

4. Tạo ra cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau

- Xây dựng cộng đồng nghề nghiệp: Hiệp hội tạo ra một môi trường mà trong đó người lao động có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Điều này giúp tăng cường tinh thần đoàn kết và hỗ trợ trong ngành, đồng thời giúp người lao động cảm thấy được tôn trọng và gắn bó hơn với công việc.

- Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất: Thông qua các hoạt động như tổ chức sự kiện, hội thảo, hay các chương trình từ thiện, Hiệp hội có thể chăm lo đến đời sống tinh thần của người lao động, giúp họ cảm thấy gắn kết hơn với cộng đồng và công việc của mình.

5. Thúc đẩy áp dụng các chính sách bảo vệ người lao động

- Thúc đẩy áp dụng chính sách bảo vệ môi trường và sức khỏe: Hiệp hội có thể đề xuất các chính sách và quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng hóa chất an toàn trong quá trình vệ sinh, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác nhân độc hại.
- Đề xuất và tham gia vào các chính sách an sinh xã hội: Hiệp hội có thể đề xuất các chính sách mới hoặc cải thiện các chính sách hiện hành về an sinh xã hội dành cho người lao động, giúp họ được hưởng các quyền lợi tốt hơn.

IV. Tầm nhìn của quản lý nhà nước

Đối với góc độ quản lý nhà nước, Hiệp hội mang lại nhiều ưu điểm quan trọng, giúp hỗ trợ công tác quản lý và phát triển ngành vệ sinh tại Việt Nam một cách hiệu quả, bền vững hơn.

1. Hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và xây dựng chính sách

Là cơ quan có thẩm quyền để kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước: Hiệp hội đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp vệ sinh và cơ quan quản lý nhà nước, giúp truyền tải thông tin, phản hồi, đóng góp ý kiến từ doanh nghiệp đến chính phủ, đồng thời hỗ trợ triển khai các chính sách của nhà nước xuống doanh nghiệp.

Điều này giúp giảm thiểu khoảng cách trong quản lý và đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các quy định. Đóng góp vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn ngành: Hiệp hội có thể tham gia vào quá trình xây dựng và điều chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành vệ sinh. Điều này giúp đảm bảo rằng các tiêu chuẩn không chỉ đạt chất lượng quốc tế mà còn phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh lành mạnh.

2. Thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Tạo điều kiện phát triển ngành vệ sinh: Thông qua Hiệp hội, nhà nước có thể triển khai các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho sự phát triển của ngành vệ sinh, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế tổng thể, thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới đi kèm với ý thức và hiệu quả của việc bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong và ngoài nước.

Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và bảo vệ môi trường: Hiệp hội giúp thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp thân thiện với môi trường. Nhà nước có thể thông qua Hiệp hội để giám sát và đảm bảo các doanh nghiệp thành viên tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Giảm tải cho các cơ quan quản lý

Phân bổ nhiệm vụ quản lý: Khi Hiệp hội hoạt động hiệu quả, nhà nước có thể chuyển giao một phần công tác giám sát và quản lý trực tiếp cho Hiệp hội, giúp giảm tải cho các cơ quan quản lý nhà nước. Hiệp hội sẽ chịu trách nhiệm thực thi và giám sát hoạt động của các thành viên theo những tiêu chuẩn do nhà nước đề ra, từ đó giúp các cơ quan chức năng tập trung vào những lĩnh vực chiến lược và quan trọng hơn.

Tăng cường tự quản: Hiệp hội có thể thiết lập cơ chế tự quản lý và tự giám sát giữa các thành viên, nhờ đó giảm thiểu sự can thiệp hành chính từ phía nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo được tính minh bạch và tuân thủ quy định.

4. Thúc đẩy sự liên kết và hợp tác đa ngành

Kết nối với các ngành liên quan: Hiệp hội đóng vai trò kết nối giữa ngành vệ sinh với các ngành khác như xây dựng, bệnh viện, công nghiệp sản xuất, quản lý tòa nhà và quản lý môi trường. Điều này giúp tăng cường sự hợp tác và phát triển toàn diện giữa các ngành, đồng thời hỗ trợ nhà nước trong việc quản lý hiệu quả các lĩnh vực có sự giao thoa.

Tăng cường quan hệ quốc tế: Với vai trò đại diện cho ngành vệ sinh Việt Nam, Hiệp hội có thể giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp. Nhà nước có thể sử dụng Hiệp hội như một kênh kết nối với các tổ chức quốc tế để mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi công nghệ, và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia khác.

5. Tạo nền tảng pháp lý và hỗ trợ thực thi

Thiết lập quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức: Hiệp hội có thể thiết lập các quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho các doanh nghiệp thành viên, từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch.

Thúc đẩy thực thi chính sách: Nhà nước có thể dựa vào Hiệp hội để đảm bảo các chính sách và quy định về ngành vệ sinh được thực hiện hiệu quả. Hiệp hội có vai trò giám sát, xử lý các vi phạm và đưa ra các giải pháp khắc phục, giúp giảm thiểu sự phức tạp trong công tác quản lý.

6. Tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiệp hội có thể tổ chức các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ, giúp nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong ngành. Điều này không chỉ giúp các công ty trong nước cạnh tranh tốt hơn mà còn nâng cao vị thế của ngành vệ sinh Việt Nam trên trường quốc tế.

Định hình và phát triển ngành vệ sinh theo hướng bền vững: Thông qua Hiệp hội, nhà nước có thể định hướng phát triển ngành vệ sinh theo mô hình bền vững, tập trung vào việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Từ góc độ quản lý nhà nước, Hiệp hội nghề vệ sinh nếu thành lập sẽ không chỉ hỗ trợ chính phủ trong công tác quản lý, giám sát, và thực thi các chính sách, mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho ngành, tăng cường hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.